Archive for tháng 12 2015
TOP 10 NGƯỜI CHA TUYỆT VỜI NHẤT TRONG ANIME
Thứ Tư, 30 tháng 12, 2015
Posted by Nguyệt
anime,
Ao no exorcist,
Bleach,
Bunny drop,
Cardcaptor Sakura,
Clannad,
Fullmetal alchemist,
Khác,
Maes Hughes,
naruto,
One piece,
Ouran highschool host club,
Sanzoku no Musume Ronja
Đã bao giờ bạn tự hỏi: "Người cha tuyệt vời nhất trong anime là ai?" chưa. Khác với những người mẹ luôn thể hiện tình tình cảm dịu dàng đối với con cái mình, thì tình yêu của cha đôi lúc khó nhận ra, được ẩn dấu dưới dáng vẻ nghiêm khắc mà bao dung. Có bao nhiêu người cha thì có ngần ấy cách bộc lộ tình cảm đối với những đứa con. Mặc dù bậc phụ huynh là những nhân vật hiếm hoi xuất hiện nhất trong anime, nhưng cũng có rất nhiều người cha đã để lại những ấn tượng tốt đẹp trong lòng người xem. Và đây là câu trả lời.
Minato Namikaze (Naruto)
Minato được xem như một tài năng thiên bẩm xuất sắc nhất mà giới ninja từng có, một kiệt xuất hiếm hoi của thế hệ và tốt nghiệp học viện ninja khi chỉ mới 10 tuổi. Không chỉ vậy, ông còn là người bố tuyệt vời, yêu thương con hết mực, đã hi sinh mạng sống của mình để phong ấn Cửu vĩ hồ lại trong Naruto. Tuy vậy, ông chưa bao giờ nghĩ rằng hành động của mình lại khiến cho con trai phải chịu đựng đau khổ trong nhiều năm. Ước muốn cuối cùng của Minato là mọi người nhìn nhận Naruto như người hùng đã bảo vệ người dân chứ không phải con quái vật đã phá hoại làng.
Akio Furukawa (Clannad)
Akio là cha ruột của Nagisa trong bộ phim Clannad nổi tiếng, luôn ủng hộ con gái hết mực trong mọi hoàn cảnh. Khi còn trẻ, ông là diễn viên cho một công ty điện ảnh nhưng vì sức khỏe của Nagisa quá yếu, Akio đã từ bỏ sự nghiệp của mình. Tuy vậy, ông cũng rất vui khi con gái mình cảm thấy hạnh phúc. Mặc dù có hơi cộc cằn, tính tình trẻ con nhưng Akio luôn yêu thương vợ con chân thành và đưa ra những lời khuyên ý nghĩa. Câu nói nổi tiếng nhất của ông là "Bố mẹ vẫn luôn mơ về ngày mà giấc mơ của con trở thành sự thực".
Maes Hughes (Fullmetal alchemist/Brotherhood)
Ấn tượng đầu tiên của độc giả với Hughes đó là mẫu người gia đình là số một. Tuy đôi lúc hơi kì quặc một chút nhưng ông vẫn luôn đối tốt với bạn bè, hòa đồng với mọi người và rất thân thiện, đặc biệt vô cùng quan tâm, chăm lo cho gia đình. Với tính cách vui vẻ, không thích chiến trường, ông chỉ thích khoe đứa con gái xinh xắn với các đồng nghiệp. Hughes là người chồng, người bố tuyệt mà vời khó ai sánh bằng. Quả thật, không ai có thể phủ nhận được tình yêu vô bờ bến của ông dành cho vợ con mình. Vì vậy kết cục của Hughes trong tác phẩm khiến bao người xem xót xa.
Ryoji Fujioka (Ouran highschool host club)
Ryoji là cha của Haruhi trong anime Ouran highschool host club. Ông “gà trống nuôi con” do vợ mất sớm, là một người cha vụng về nhưng lại hết mực yêu thương và bảo vệ Haruhi đến mức thái quá và hài hước. Điều bất ngờ là ông làm công việc cross-dressing tại một quán okama để không yêu người phụ nữ nào nữa sau sự ra đi của người vợ. Ryoji thích mua quần áo nữ tính cho con gái với hy vọng trông cô ấy sẽ dễ thương hơn. Trên tất cả, Ryoji muốn quan tâm nhiều hơn vào cuộc sống của con và làm được nhiều điều cho Haruhi hạnh phúc.
Fujitaka Kinomoto (Cardcaptor Sakura)
Nếu trên thế giới này, ông bố nào cũng như Fujitaka thì cuộc sống sẽ hạnh phúc biết bao. Ông sở hữu gương mặt điển trai, nụ cười hiền từ, tính cách thì vô cùng dịu dàng và tốt bụng. Tuy là một giáo sư đại học về khảo cổ với lượng công việc không hề ít, ông vẫn dành thời gian cho các con mỗi khi có thể. Fujitaka là một ông bố hoàn hảo, giỏi nấu ăn, may vá và hơn hết, ông chăm sóc hai anh em chu đáo, tận tình bằng một tình yêu thương cao cả. Ông chưa từng tức giận hay khó chịu ở bất cứ điều gì, ngay cả khi Sakura có phá hủy chiếc laptop mang những dữ liệu quan trọng của mình. Fujitaka cũng là người mà Sakura tôn trọng và yêu quý nhất nhà.
Kyros (One Piece)
Mặc dù Kyros được biết đến như một đấu sĩ huyền thoại ngoài chiến trường khiến bao người khiếp sợ, ông vẫn là người cha rất đỗi yêu thương vợ con. Từ một kẻ giết người tàn bạo thời trẻ, ông đã được cảm hóa bởi lòng nhân ái của vua Riku và tình yêu của Scarlett. Hối hận về quá khứ, Kyros luôn cảm thấy không xứng đáng được bế con gái bằng đôi tay nhuốm máu của mình. Ông không quá săn đón mà luôn bảo vệ, dạy bảo Rebecca một cách âm thầm. Cho dù bị biến thành đồ chơi và không còn ai nhớ về sự tồn tại của Kyros nhưng ông vẫn luôn ở bên cạnh Rebecca và quyết tâm đánh bại kẻ thù của đất nước.
Mattis (Sanzoku no Musume Ronja)
Mattis là cha của Ronja, một tướng cướp tàn bạo nhưng vẫn dành cho con một tình cảm đặc biệt sâu nặng. Ông coi đứa con gái như là kho báu quý giá, quan trọng và vĩ đại nhất đối với mình. Mặc dù bề ngoài dữ tợn và tính cách vô cùng nóng nảy, nhưng Mattis lại là một người rất dễ xúc động và trẻ con. Ông chiều chuộng Ronja hết mực đến nỗi bỏ dở những trận cướp để trở về cho con gái ăn, nhưng đồng thời cũng dạy cô bé sống tự lập, mạnh mẽ. Trải qua nhiều khó khăn, nhiều cuộc phiêu lưu, cuối cùng, ông nhận ra, ở bên và chăm sóc gia đình mới là những giây phút quý giá nhất.
Isshin Kurosaki (Bleach)
Isshin là cha của Ichigo trong anime Bleach. Ông rất phong độ với ngoại hình khá cao, tóc đen, mắt nâu, khi gặp khó khăn thì trở nên rất nghiêm túc và đáng tin cậy. Không những là cựu đội trưởng đội Thần chết, hiện ông còn là một bác sĩ. Isshin được mô tả là một người cha ngốc nghếch, thích đánh nhau nhưng luôn biết quan tâm đến những gì con mình đang làm. Ông thể hiện tình yêu thương đó bằng cách “tấn công” hoặc thể hiện một cách thái quá sự vui mừng, dẫn đến những hành động hài hước. Đặc biệt, những lời dạy bảo của ông với con trai Ichigo vô cùng chí lí và đầy ý nghĩa.
Daikichi Kawachi (Bunny Drop)
Vốn là một ông bố không mấy hoàn hảo và không có quan hệ ruột thịt, Daikichi trong anime Usagi Drop vẫn hết mực yêu thương, chăm sóc cho Rin. Ông là người bình tĩnh, dịu dàng, có phần thẳng thắn và vụng về. Mặc dù sống khá vô trách nhiệm nhưng Daichiki vẫn được coi là một nhân viên rất chăm chỉ. Tuy gặp nhiều khó khăn khi một mình nuôi con như phải bỏ hút thuốc, dọn dẹp nhà cửa, miễn cưỡng cắt lại giờ làm việc, ông vẫn tìm cách học hỏi, cố gắng nuôi Rin theo cách tốt nhất có thể. Từ một người đàn ông độc thân vô trách nhiệm, Daikichi dần trở thành một người cha mẫu mực.
Shiro Fujimoto (Ao no Exorcist)
Shiro là người cha nuôi của hai anh em Rin và Yukio trong anime Ao no Exorcist. Tuy là một chuyên gia diệt quỷ với tính tình lạnh như băng và khá bí ẩn, Shiro vẫn có một trái tim nhân hậu. Ông luôn dành cho con mình những tình cảm yêu thương sâu nặng, bảo vệ con khỏi nguy hiểm và sự bộc phát của dòng máu quỷ trong hai anh em. Từ ngày nhận Rin và Yukio về nuôi, ông cũng đã thay đổi khá nhiều khi nhìn thấy nụ cười của những đứa trẻ. Đặc biệt, ông đã hi sinh cả tính mạng của mình để cứu con thoát khỏi quỷ Satan, đó là khoảnh khắc xúc động và đáng nhớ nhất trong anime này.
Quả thật, tất cả những ông bố trên đều muốn mang đến hạnh phúc và niềm vui cho con, chỉ khác nhau ở cách thể hiện mà thôi. Còn có người cha tuyệt vời nào khác mà chúng tôi đã bỏ lỡ? Hãy để lại bình luận phía dưới nhé.
Tổng hợp: Thuyhh286
*Mọi trích dẫn từ blog này xin vui lòng ghi chú nguồn: http://toptenhazy.blogspot.com
TOP 10 NHÂN VẬT ĐẠI NGỐC ĐƯỢC YÊU THÍCH TRONG ANIME
Thứ Ba, 29 tháng 12, 2015
Posted by Nguyệt
anime,
Azumaga Daioh,
Baccano,
Baka to Test,
Gintama,
Hetalia,
katekyo hitman reborn,
Katsura,
Luffy,
nhân vật,
One piece,
Ouran highschool host club,
Slam dunk,
Soul eater,
yêu thích
Trước đây TopTenHazy từng đưa ra bài viết top những nhân vật thông minh nhất trong anime. Vậy có khi nào bạn tự hỏi những nhân vật nào ngốc nghếch nhất chưa? Dù ít hay nhiều mỗi bản thân chúng ta đều tồn tại khuyết điểm, trong số đó có không ít người kém may mắn hơn sở hữu cái đầu không tinh nhạy bằng những người khác. Hầu như trong tất cả các anime đều có ít nhất một nhân vật như thế. Vậy nhưng dù là “người ngoài hình tinh” trong mắt mọi người nhưng không phải vì thế họ không được yêu mến bởi họ cũng có những nét đáng yêu riêng. Top 10 nhân vật “đại ngốc” sau đây sẽ chứng minh điều đó.
Feliciano Vargas/Italy (Hetalia)
Nhân vật chính của series nổi tiếng Hetalia, Feliciano đại diện cho nước Ý với tính cách vô tư, ngây thơ và vui vẻ. Với câu của miệng “Pasta!!!”, Italy đã chứng minh tâm hồn ăn uống vô tận của mình và đặc biệt nghiện pasta và pizza. Được biết đến là thành viên của phe Phát xít trong chiến tranh thế giới nhưng Italy được xây dựng trong Hetalia cực kì vô dụng và nhát gan. Cậu chuyên gia đầu hàng và bị tóm, là nỗi phiền phức muôn thở của Germany. Tuy lắm tật nhiều trò nhưng Italy cũng có vài tài lẻ như hội họa và đào ngũ. Bên cạnh đó sự ngốc nghếch không có giới hạn của cậu xứng đáng có tên trong những nhân vật “đầu đất” nhất trong anime. Tuy nhiên không ai có thể phủ nhận sự dễ thương của anh chàng này.
Akihisa Yoshii (Baka to test to shokanju)
Học viện Fumizuki là nơi điểm số là tất cả, điểm càng cao thì sẽ được nhận vào lớp có chất lượng cơ sở vật chất tương xứng. Dĩ nhiên nhân vật chính Akihisa Yoshii, một học sinh “mít đặc” lâu năm nghiễm nhiên bị nhét vào lớp bét nhất trong trong trường. Cậu luôn là người hứng mũi chịu sào bị đem ra làm vật tế thần cho những trận thách đấu giữa các lớp với nhau. Khản giả chắc sẽ rất khó quên những phát minh để đời của anh chàng này như việc chia mì ăn liền. Tuy là một tên ngu lâu dốt bền khó đào tạo nhưng Yoshii thi thoảng cũng khiến người xem ối á nhờ những màn thể hiện rất xuất thần. Và vì vậy không khó hiểu khi cậu là nhân vật đem lại nhiều niềm vui nhất cho khác giả xem bộ phim này.
Katsura Kotaro (Gintama)
Một vị anh hùng trong cuộc nổi dậy chống Amanto trong quá khứ, một nhà lãnh đạo quân khởi nghĩa tài ba khiến cảnh sát phải bó tay, Katsura được xây dựng như hình tượng mẫu mực về người chí sĩ trung nghĩa và yêu nước. Tuy nhiên người xem chỉ nhớ tới nhân vật này ở ba điểm: Tóc mượt, não mượt và Elizabeth. Với tần suất bị dìm hàng ngày càng thê thảm trong Gintama, Katsura đã nhanh chóng đánh mất hình tượng oai phong thuở nào. Anh là chủ nhân của danh ngôn bất hủ nhất trong giới M-A “Zura janai, Katsura da!” (Không phải Zura, là Katsura). Bên cạnh đó trình liên tưởng siêu hạng đậm mùi phim Hàn xẻng và tính ba ngơ khó đỡ đã đưa anh trở thành một trong những nhân vật được yêu thích nhất series này.
Tamaki Suoh (Ouran highschool host club)
Lần đầu xuất hiện trong Ouran highschool host club, Tamaki đã gây ấn tượng nhờ vẻ điển trai và phong cách hào hoa, dễ khiến người ta liên tưởng đến những chàng trai tài giỏi hoàn hảo trong anime. Song ấn tượng ban đầu không phải bao giờ cũng đúng. Trái ngược với bề ngoài của mình, Tamaki cực kì trẻ con và là một tên ngốc chính hiệu. Cậu tin người quá thể, rất dễ xúc động trước bất cứ cái gì, luôn tự tin không thấy mặt đất và đặc biệt có một niềm cảm hứng vô tận với những món đồ bình dân. Với những bạn nữ trong trường thì Tamaki là một chàng hoàng tử ân cần lãng mạn, nhưng đối với các thành viên trong câu lạc bộ thì hắn ta luôn là nỗi phiền phức số một.
Black Star (Soul Eater)
Bên cạnh những “đầu đất” như Patty và Excaliber thì Black star cũng là một nhân vật não phẳng sáng giá đã đem đến cho fan Soul Eater những tràng cười bất tận. Nét tính cách nổi bật nhất của cậu ta là tự tin thượng thừa, luôn cho mình là trung tâm và tự phong là người đàn ông vĩ đại nhất vũ trụ. Trong một nhiệm vụ ám sát tay trùm Al Capone phải nhanh gọn, bí mật nhưng cậu lại ra mắt bằng một màn giới thiệu hào nhoáng. Cậu là người làm rồi hẵng nghĩ, còn rất thiếu tế nhị và thích gây chuyện với những ai giỏi hơn mình khiến cho đồng bạn bao phen khốn đốn. Dù vậy qua từng tập phim, Black Star đã học cách trưởng thành và khiêm tốn hơn.
Ayumi Kasuga/Osaka (Azumanga Daioh)
Mặc dù không phải nhân vật trung tâm hay có nhiều đất diễn nhất nhưng Ayumi Katsuga đã trở thành nhân vật nổi tiếng nhất Azumanga Daioh nhờ sự ngốc nghếch hài hước của mình. Cô là học sinh chuyển trường từ Osaka nền được Tomo đặt biệt danh là Osaka. Tuy nhiên nickname này nổi tiếng đến nỗi không còn ai nhớ được tên thật của nhân vật này, thậm chí còn được giáo viên quen gọi và ghi luôn trong danh sách lớp. Osaka rất lơ đãng và chậm chạp đến mức lỡ mất đèn đỏ qua đường. Cô cố gắng tập trung học bằng cách nói thầm trong đầu, nhưng cuối cùng lại mải nghĩ đến hết tiết. Vì vậy Osaka dễ dàng lọt vào bộ ba chậm tiến của anime cùng với Tomo và Kagura.
Hanamichi Sakuragi (Slam dunk)
Thiên hạ đệ nhất “nổ” trong Slam dunk không ai khác chính là Hanamichi. Mặc dù to xác nhưng cậu cư xử rất trẻ con và đầu óc đơn giản, tự phong mình là thiên tài và không ngừng bô bô điều đó với mọi người. Ngoài tài đánh lộn thì Hanamichi đạt được những kỉ lục khó đỡ như tỏ tình bị các cô gái từ chối 50 lần, chuyên gia phạm lỗi và bị đuổi ra khỏi sân bóng rổ khi chưa đầy 5 phút. Sự ngốc nghếch vô đối của Hanamichi khiến các đối thủ hoang mang không biết cậu là thiên tài thực sự hay là một tên ngốc chính hiệu. Tuy nhiên sự coi thường của họ đã phải trả giá trước lối chơi bóng bùng nổ đáng kinh ngạc của Hanamichi mỗi lần ra sân.
Lambo (Katekyo Hitman Reborn!)
Là một sát thủ 5 tuổi nhà Bovino đến Nhật bản với mục đích ám sát Reborn nhưng Lambo không hơn một đứa nhóc mè nheo và lắm chuyện nhất trong anime này. Cậu là người bảo vệ trẻ nhất của nhà Vongola, được chọn làm người bảo vệ nhẫn Sấm sét. Song những gì khán giả nhớ về Lambo thường là một cậu bé hay khóc nhè, ăn vạ và chuyên gia bày trò phá rối. Gokudera và Reborn còn đặt biệt danh cho cậu là “con bò ngu ngốc”, bài hát đi vào huyền thoại của cậu đã chứng minh điều đó: “Who are you? I’m Lambo. Who am I? You are Lambo”. Tuy nhiên trong chiến đấu, Lambo đã thể hiện khả năng của mình xứng đáng là một thành viên nhà Vongola.
Issac & Miria (Baccano!)
Mỗi lần hai nhân vật này xuất hiện trong Baccano thì y như rằng khán giả biết sắp có chuyện vui để xem. Là cặp đôi gây hài thú vị nhất trong anime này, Issac và Miria gắn bó đến nỗi thật khó để nhắc đến một người mà không nghĩ tới người còn lại. Mặc dù là chuyên gia trộm cắp nhưng cả hai người họ đều vô cùng ngốc nghếch, là chủ nhân của những vụ trộm hết sức kì quặc: ngăn chặn bất cứ ai vào bảo tàng bằng việc ăn cắp lối đi, hay trộm thời gian bằng cách ăn cắp đồng hồ. Họ còn nhiệt tình, lạc quan đến tận mây xanh, thậm chí phải mất gần 70 năm mới nhận ra mình là người bất tử. Rõ ràng Baccano sẽ mất đi một nửa sự hấp dẫn nếu không có họ.
Monkey D.Luffy (One Piece)
Nổi tiếng với tinh thần lạc quan trong sáng vô số tội, Luffy là cái tên không thể thiếu trong top này. Mặc dù là thuyền trưởng của băng hải tặc Mũ Rơm danh tiếng nhưng cậu không có chút dáng dấp nào của một người lãnh đạo từ thân hình nhỏ con đến sự ngốc nghếch hết thuốc chữa. Luffy cực kì ham ăn, ham vui, luôn hành động cảm tính ít khi suy nghĩ đến hậu quả, khiến các thành viên trong nhóm thay nhau chịu trận. Tuy nhiên trong chiến đấu thì Luffy lại trở nên nhanh nhạy bất ngờ, vượt trội những đối thủ sừng sỏ nhờ bản năng của mình. Vì vậy không có gì ngạc nhiên khi cậu là một trong những nhân vật nổi tiếng và được yêu thích nhất của thế giới manga, anime.
Tổng hợp: Hazy Nguyen
*Mọi trích dẫn từ blog này xin vui lòng ghi chú nguồn: http://toptenhazy.blogspot.com
TOP 10 NHÀ SOẠN NHẠC ANIME NHẬT BẢN
Thứ Bảy, 26 tháng 12, 2015
Posted by Nguyệt
anime,
Âm nhạc,
Hiroyuki Sawano,
Joe Hisaishi,
Kenji Kawai,
Khác,
Kow Otani,
Nhật Bản,
Shirou Sagisu,
soundtrack,
Susumu Hirasawa,
Taku Iwasaki,
Yasuharu Takanashi,
Yoko Kanno,
Yuki Kaijura
Đằng sau mỗi bản nhạc phim bất hủ là một nhạc sĩ tài ba. Rất nhiều năm sau, người ta vẫn sẽ nhắc tới John Williams với Star Wars hay Howard Shore với Lord of the rings như những tên tuổi lớn của ngành công nghiệp làm phim hiện đại. Anime cũng vậy, đôi khi khán giả chọn lựa xem một anime chỉ vì tên của nhà soạn nhạc yêu thích xuất hiện trong danh sách đội ngũ làm phim. Có thể chưa được quan tâm như đạo diễn hay biên kịch, nhưng rõ ràng vai trò của họ trong tác phẩm cũng quan trọng không hề kém cạnh. Sau đây là những nhà soạn nhạc anime sáng giá nhất trong những năm gần đây do TopTenHazy đề cử, list được xếp theo thứ tự bảng chữ cái:
Hiroyuki Sawano
Là một nhạc sĩ trẻ mới nổi trong thời gian gần đây, Hiroyuki Sawano xứng đáng được ghi nhận là một trong những cái tên được ưa chuộng nhất trong làng nhạc phim anime. Ra mắt sản phẩm lớn đầu tay vào năm 2006, chỉ vài năm sau Hiroyuki Sawano đã để lại dấu ấn khó quên với vai trò sản xuất âm nhạc cho anime Sengoku Basara. Với phong cách xây dựng nhạc nền rất hoành tráng, tầm vóc, anh đặc biệt gây ấn tượng với những OST của các anime shounen hành động như Zombie loan, Mobile suit Gundam Unicorn, Ao no Exorcist, Guilty crown, Attack on Titan, Kill la kill, Aldnoah.Zero, The seven Deadly sins… Song âm nhạc của Hiroyuki Sawano vẫn khá lặp và ít có cơ hội thể hiện trong các anime đa dạng thể loại khác.
Kenji Kawai
Kenji Kawai là một trong những nhà soạn nhạc kì cựu và được yêu thích nhất. Gần 30 năm sáng tạo nghệ thuật, ông đã cống hiến những album nhạc phim xuất sắc như Maison Ikkoku, Vampire Princess Miyu, Ranma ½, Fate/stay night, Moribito, Gundam 00, Higurashi, Eden of the East… Ông rất thành công khi kết hợp với đạo diễn Mamoru Oshii trong các tác phẩm Mobile Police Patlabor, Avalon, The Sky Crawlers… Đặc biệt nói về Kenji Kawai không thể không nhắc tới Ghost in the shell, đây không chỉ là công trình để đời của ông mà còn là kiệt tác huyền thoại của anime Nhật Bản. Kenji Kawai rất có tài trong việc tạo không khí hoàn hảo cho mọi setting phim, không ai có thể phủ nhận sự khác biệt hoàn toàn giữa âm nhạc của Ghost in the shell, Moribito, Higurashi và Fate/Stay night.
Kow Otani
Cùng với Kenji Kawai và Shirou Sagisu thì Kow Otani cũng là một nhạc sĩ tài năng có cùng năm sinh 1957. Ông được công chúng biết đến nhiều nhất là nhà soạn nhạc cho video game nổi tiếng Shadow of the Colossus. Tuy nhiên ông cũng là nhân tố góp phần thành công cho rất nhiều anime. Với màn debut tuyệt vời từ City Hunter, Kow Otani ngay lập tức nhận được sự chú ý của cả người xem lẫn giới phê bình. Những bộ nhạc phim nổi bật của ông gồm có Mobile Suit Gundam Wing, Outlaw star, Haibane renmei, Eyeshied 21, Pumpkin Scissors, Gunslinger girl Il Teatrino, Blade of the Immortal, Tokyo Magnitude 8.0… Tuy nhiên những tựa phim trên cũng cho thấy âm nhạc của Kow Otani thiếu sự đột phá và đang có dấu hiệu chững lại trong những năm gần đây.
Joe Hisaishi
Nếu bạn là fan hâm mộ anime thì hẳn ít nhất một lần từng được nghe qua tác phẩm của Joe Hisaishi. Là một trong những nhà soạn nhạc có cống hiến to lớn nhất cho ngành công nghiệp hoạt hình, ông đặc biệt được nhớ tới là người đứng sau những bản nhạc bất hủ trong các bộ phim của Ghibli như Nausicaa of the valley of the wind, Laputa castle in the sky, My Neighbor Totoro, Kiki’s delivery service, Princess Mononoke, Spirited away, Howl’s moving castle… Các tác phẩm của Joe Hisaishi thể hiện sự am hiểu sâu sắc nhạc cổ điển châu Âu và âm nhạc truyền thống Nhật Bản. Ông còn được đánh giá cao bởi phong cách riêng khó lẫn “nghe là biết”, sử dụng sâu rộng tài tình dàn nhạc giao hưởng và tính ổn định bậc nhất trong số các nhạc sĩ trong top này.
Shirou Sagisu
Shirou Sagisu đặc biệt gắn bó với Gainax, là người đã làm nên những bộ nhạc phim đắt giá của hãng này như Nadia the secret of Blue Water, Kare Kano, Magical Shopping Arcade Abenobashi… Ông còn là tác giả của OST Kimagure Orange Road, Attacker you, Macross II, Bleach, Magi, Berserk golden age arc, Black bullet… Shirou Sagisu thường ưa chuộng sử dụng dàn hợp xướng nam giúp lột tả sự trầm hùng, máu lửa và đậm tính sử thi; mặt khác vừa mang những nét táo bạo phá cách như những gì đã thể hiện trong Berserk hay Bleach. Tuy nhiên công trình lớn nhất của ông cho đến nay là Evangelion series đã bội thu hàng loạt giải thưởng lớn nhỏ, không ngừng khiến người xem choáng ngợp bởi tầm vóc và quy mô của nó.
Susumu Hirasawa
Được biết đến là một nghệ sĩ đa tài hơn là người viết nhạc anime, Susumu Hirasawa chỉ góp mặt trong năm tác phẩm nhưng đều là những công trình xuất sắc hiếm có trong lịch sử. Đó là Berserk, Detonator Orgun và ba kiệt tác của đạo diễn Kon Satoshi là Paranoia agent, Parika, Millenium actress. Dễ thấy âm nhạc của Susumiu Hirasawa khá kì lạ nhưng rất độc lập, phá cách, không đi theo các xu hướng thông thường. Ông không trung thành với một thể loại nhạc mà thử nghiệm ở đa dạng phong cách khác nhau. So với các nhạc sĩ khác chuộng dòng nhạc cổ điển với các nhạc cụ truyền thống piano, violin… thì Susumu Hirasawa tỏ ra rất thành công với rock, heavy metal, nhạc điện tử… Ông đặc biệt xuất sắc trong việc tạo dựng không khí tăm tối, rùng rợn, bất an.
Taku Iwasaki
Bắt đầu ra mắt những bộ nhạc phim đầu tiên vào đầu thiên niên kỉ mới, hơn 15 năm trong nghề, Taku Iwasaki đã góp mặt trong rất nhiều tựa phim lớn Black cat, Tengen Toppa Gurren Lagann, Soul Eater, Black butler, Katanagatari, Jojo’s bizarre adventure: Battle tendency, Noragami, Akame ga kill… Ngoài ra ông cũng sáng tác cho nhiều anime khác ít tiếng tăm hơn nhưng rất chất lượng về OST: Now and then here and there, R.O.D, Witch hunter Robin, Jormungand. Âm nhạc của Taku Iwasaki có sự pha trộn độc đáo giữa những dòng nhạc ít liên quan nhau như rap và opera, hip-hop và nhạc giao hưởng. Cho đến nay tác phẩm được xem là đột phá nhất, ở một đẳng cấp vượt trội, hoàn toàn khác biệt với phong cách thường thấy của ông, đó là Rurouni Kenshin: Trust & Betrayal
Yasuharu Takanashi
Nhắc đến những nhà soạn nhạc anime nổi tiếng nhất, sẽ là một thiếu sót lớn nếu thiếu đi cái tên Yasuharu Takanashi. Khi bạn tìm kiếm trên mạng những bản nhạc hoành tráng, sôi nổi nhất thì sẽ gặp không ít soundtrack được nhào nặn nên dưới bàn tay của nhạc sĩ này, mà nổi bật nhất là hai bộ shonen ăn khách hàng đầu Fairy tail và Naruto Shippuden. Ông còn là nhà soạn nhạc góp phần làm nên thành công cho các anime Log Horizon, Hell girl, Mononoke, Toward the Terra, Shiki, The ambition of Nobuna Oda, Gantz… Yasuharu Takanashi có khả năng sáng tác phù hợp với nhiều thể loại anime khác nhau, từ sôi động, hùng hồn trong Fairy tail cho đến bí ẩn, đáng sợ trong Hell girl. Song không phải bộ OST nào của Yasuharu Takanashi cũng được đánh giá cao.
Yoko Kanno
Là một trong những cái tên danh giá nhất trong giới anime, mỗi bộ phim có sự góp mặt của Yoko Kanno đều thuộc hàng must-watch. Bà thể hiện một tài năng thiên phú trong việc cảm thụ và sáng tác âm nhạc, không ngừng làm mới mình, tìm tòi nhiều thể loại khác nhau. Yoko Kanno xuất sắc trong việc hòa quyện giữa nghệ thuật và tính quần chúng, tinh tế về thanh nhạc, có thể sáng tác đa ngôn ngữ và kết hợp với nhiều nghệ sĩ khác nhau. Macross Plus, The vision of Escaflowne, Earth maiden Arjuna, Ghost in the shell: Stand alone complex, Wolf’s rain, Darker than black, Macross Frontier, Kids on the slope, Terror in Tokyo… là những tác phẩm tiêu biểu trong sự nghiệp của bà. Trong đó Cowboy Bebop cho đến nay vẫn được xem là bộ OST xuất sắc nhất trong lịch sử anime.
Yuki Kaijura
Noir, .hack//Sign, Le Portrait de petit Cossette, Madlax, Mai-hime, Tsubasa Chronicle, El Cazador de la Bruja, Pandora hearts, Puella Magi Madoka Magica, Fate/Zero, Sword art online, Kara no Kyoukai… là những minh chứng rõ ràng rằng, Yuki Kaijura là một trong những nhà soạn nhạc hàng đầu hiện nay. Các tác phẩm của bà rất quyến rũ, lôi cuốn và thanh lịch, kết hợp hài hòa giữa nhạc cổ điển châu Âu và nhạc Pop hiện đại. Những bản nhạc này thường có một vài giai điệu chủ đạo, được làm đầy bởi hàng lớp giai điệu phong phú giúp đem lại những trải nghiệm đáng giá cho người xem. Càng về sau, Yuki Kaijura càng thể hiện sự tiến bộ và chuyên nghiệp, những sản phẩm sau thường hay hơn trước. Song sáng tác của bà đôi khi trùng lặp và chưa thực sự tốt trong việc sử dụng tiếng Anh.
Tổng hợp: Hazy Nguyen
*Mọi trích dẫn từ blog này xin vui lòng ghi chú nguồn: http://toptenhazy.blogspot.com
TOP 10 ANIME GÂY NHIỀU TRANH CÃI NHẤT
Thứ Tư, 23 tháng 12, 2015
Posted by Nguyệt
anime,
Chủ đề,
death note,
Elfen lied,
Kite,
Kodomo no Jikan,
Midori,
Neon Genesis Evangelion,
Pokemon,
School days,
Tranh cãi,
Urotsukidoji,
Violence Jack
Có lẽ điều khác biệt nhất đã tách bạch giữa hai khái niệm anime và cartoon là nội dung trưởng thành của nó không hướng đến khán giả nhỏ tuổi. Các yếu tố nhạy cảm xuất hiện trong nhiều tác phẩm như tình dục, bạo lực, tôn giáo, chính trị… luôn là những chủ đề làm dậy sóng dư luận, và anime cũng không là ngoại lệ. Trong bài viết này, TopTenHazy giới thiệu đến bạn đọc những anime gây nhiều tranh cãi nhất trong lịch sử, từ những lí do rất đơn giản như một cái kết tạo nhiều ý kiến trái chiều, cho đến việc vi phạm vào văn hóa đạo đức và thuần phong mĩ tục.
10. Pokemon
Khá kì lạ khi Pokemon có mặt trong danh sách này. Là một trong những series nổi tiếng và được yêu thích nhất trên toàn cầu, song không phải lúc nào Pokemon cũng được đón nhận. Nhiều tập anime bị cấm ở nhiều nước vì được trình chiếu trong những thời điểm nhạy cảm và gợi nhớ tới những sự kiện không hay trong lịch sử: lật tàu Hàn Quốc, khủng bố 2001 ở Mỹ, sóng thần Tohoku, thảm họa hạt nhân Fukushima… Có những tập thì liên quan tới các vấn đề tôn giáo, phân biệt chủng tộc và bảo vệ động vật. Đỉnh điểm là tập “Electric Soidier Porygon” bị cấm vĩnh viễn vì hiệu ứng hình ảnh đã khiến gần 700 trẻ em Nhật Bản phải nhập viện. Sự kiện này được đặt tên là “Pokemon Shock” và sẽ mãi là một kỉ niệm tồi tệ trong kí ức người Nhật.
9. School days
Đây là nơi ra đời những yandere nổi tiếng nhất, nhân vật bị ghét nhiều nhất và cái kết gây sốc nhất trong lịch sử anime. School days bắt đầu như một bộ phim tình cảm học đường nhẹ nhàng, không hề biểu lộ dấu hiệu nào về một kết thúc bi kịch. Vì vậy tập cuối ra mắt hoàn toàn trái ngược với mong đợi đã gây hỗn loạn trong cộng đồng fan anime. Tập phim này chưa bao giờ được phát sóng trên truyền hình Nhật Bản, vì sự kiện một cô gái 16 tuổi dùng rìu giết cha mình đã xảy ra ngay trước ngày trình chiếu. Một thời gian sau nó được thay đổi một ít để phát hành DVD và chiếu rạp. Ngay lập tức cái kết này đã gây bão dư luận và đưa cụm từ “Nice boat” trở thành huyền thoại không thể không biết với người xem anime.
8. Death note
Death note cũng là một ứng viên hi hữu trong top này. Cả manga và anime đều bị cấm tại Trung Quốc vì quan ngại những tác động không tốt của nó lên giới trẻ. Điều tương tự cũng xảy ra tại Mỹ khi nhiều học sinh đã dùng một cuốn sổ ghi tên những người quen biết và cách thức chết bắt chước anime. Tuy nhiên trường hợp nghiêm trọng nhất là một vụ giết người tại Bỉ được xem là có liên quan đến bộ phim này. Thậm chí chưa kể đến những sự việc trên thì chỉ riêng nội dung tác phẩm vẫn luôn tạo nhiều ý kiến trái chiều và được bàn tán sôi nổi trên các diễn đàn. Những cuộc thảo luận xung quanh anime như các nhân vật, cái kết… sẽ không bao giờ ngã ngũ chừng nào còn có người xem nó.
7. Kodomo no Jikan
Manga Kodomo no Jikan nhanh chóng trở thành mục tiêu tranh cãi về tính phù hợp với độc giả Bắc Mỹ khi nó được dự định phát hành tại nơi này. Nội dung kể về một học sinh có tình cảm và cố gắng làm mọi cách để quan hệ với thầy giáo 23 tuổi của mình. Vấn đề của bộ truyện là nhân vật nữ chính Rin Kokonoe chỉ mới 9 tuổi và học lớp 3. Tác phẩm còn đề cập đến chủ đề loạn luân và nhiều chi tiết không phù hợp với văn hóa đọc phương Tây, nơi mà từ lolicon thường mang nghĩa tiêu cực và xem trọng những vấn đề liên quan đến vị thành niên. Dĩ nhiên, manga Kodomo no Jikan đã bị cấm và anime cũng chịu số phận tương tự. Bộ phim này chưa bao giờ được cấp phép phát hành ở các nước ngoài Nhật Bản.
6. Elfen lied
Ngày nay Elfen lied được nhìn nhận như một bộ phim táo bạo và giàu tính nghệ thuật, nhưng vào thời điểm ra mắt, anime đã phải hứng chịu nhiều chỉ trích vì nhiều chi tiết và chủ đề nhạy cảm. Những cảnh phim bạo lực, máu me ngay từ những phút đầu tiên đã gây hoang mang khi phát hành. Anime còn chứa đựng những yếu tố gây tranh cãi rõ ràng và đặc biệt không được hoan nghênh trong văn hóa Bắc Mĩ: Lạm dụng trẻ em, giết hại động vật, loạn luân, tra tấn, khỏa thân và khuynh hướng sát nhân. Bất cứ tác phẩm nào ở mép thảm họa và nghệ thuật cũng dễ gây tranh cãi, và Elfen lied không nằm ngoài số đó. Gai góc, dữ dội nhưng không kém phần nhân văn, đây là anime sẽ còn được nhắc đến nhiều trong tương lai.
5. Kite
Được so sánh như một La Femme Nikita thứ hai, tuy nhiên Kite được nhắc đến nhiều hơn như một bộ phim gây sốc về bạo lực, máu me và tình dục. Nhân vật chính trong anime là Sawa, một nữ sinh viên nhưng thực chất là một sát thủ giết chết bất kì tội phạm nào được ra lệnh. Cô gặp một sát thủ trạc tuổi là Oburi và bắt đầu nghi ngờ về công việc của mình. Kite bị cấm ở nhiều nước vì mức độ bạo lực đẫm máu và lạm dụng tình dục. Đặc biệt nhân vật Sawa tạo hình giống một nữ sinh trung học hơn là một cô gái hơn 20 tuổi, vì vậy nhiều người cho rằng anime không khác gì một bộ phim khiêu dâm trẻ em. Tuy nhiên tương tự như Elfen lied thì Kite nhận được những phản hồi cả tiêu cực và tích cực.
4. Neon genesis evangelion
Người ta nói rằng không một danh sách anime gây nhiều tranh cãi nào mà không có mặt series này. Là trường hợp khác biệt nhất trong số này, bộ phim đề cập đến tôn giáo và nhiều chi tiết bạo lực, tuy nhiên đó hoàn toàn không phải là vấn đề, mà là sự phức tạp và trừu tượng của nó. Hai thập kỉ từ lần đầu tiên ra mắt, người ta vẫn không ngừng tranh luận về nội dung ý nghĩa của Neon genesis Evangelion. Đặc biệt hai tập cuối series mơ hồ đến nỗi không thể hiểu bất cứ một chi tiết gì, thậm chí những người làm phim còn nhận được thư nặc danh đe dọa phải làm lại kết thúc. Giải thích cho điểu này, đạo diễn đã làm anime trong khi bị rối loạn tâm thần và không hiểu sao nó nổi tiếng đến thế, nhưng chính vì nổi tiếng nên bộ phim sẽ còn được đem ra mổ xẻ nhiều hơn nữa.
3. Violence Jack
Là series OVA được chuyển thể từ manga cùng tên, Violence Jack được chia làm ba phần: Harlem Bomber, Evil Town và Hell’s wind. Trong đó OVA thứ 2 Violence Jack: Evil Town là phần gây nhiều tai tiếng nhất. Đúng như tựa phim của nó, khi nhắc đến những anime bạo lực nhất thì đây sẽ là ứng cử viên số một. Phiên bản đã chỉnh sửa thậm chí tiếp tục được cắt nhưng vẫn bị gán mác R18+ tại Anh, đồng thời là anime non-hentai duy nhất bị cấm ở Australia. Anime đầy rẫy những cảnh phim miêu tả sự tra tấn, hãm hiếp, cắt xẻo, ăn thịt người, hiếp dâm xác chết hay bất kì hình thức bạo lực ghê rợn nào không thể tưởng tượng được. Với bất kì ai từng xem anime này thì đó là một trải nghiệm cực kì tồi tệ.
2. Midori: Shoujo Tsubaki
Có một ranh giới giữa cảm giác kinh khủng và kinh tởm khi người ta theo dõi một bộ phim, và Midori nằm ở vế thứ hai. Đạo diễn Hiroshi Harada đã tự trang trải và thực hiện toàn bộ tác phẩm này trong năm năm. Tuy nhiên nó không thể vượt qua kiểm duyệt và bị chính phủ tịch thu, cho đến khi một DVD bất ngờ xuất hiện ở châu Âu đã khiến cái tên Midori nổi lên một lần nữa. Chưa kể đến nội dung trả thù gây nhiều tranh cãi thì phần ấn tượng nhất của tác phẩm này đó là đồ họa. Là sản phẩm vẽ tay của một cá nhân khi máy tính là một thứ xa xỉ, anime có những cảnh phim miêu tả cơ thể người phát nổ theo một cách kinh dị và quái đản nhất. Nó có thể khiến người xem vững tim nhất cũng phải điêu đứng.
1. Urotsukidoji: Legend of the Overfiend
Đây là bộ phim hentai duy nhất trong danh sách này, đồng thời là anime tai tiếng nhất của ngành công nghiệp hoạt hình Nhật Bản. Urotsukidoji gây tranh cãi vì mặc dù cực kì bạo lực và tình dục cực đoan đúng nghĩa nhưng lại không bị nước này kiểm duyệt. Lí do là vì những người thực hiện đã sáng tạo ra những chi tiết biểu tượng quái dị để lấp liếm, điều mà không vi phạm vào luật kiểm duyệt Nhật Bản. Đây là bộ phim đầu tiên tạo ra thể loại kết hợp giữa hentai và tentacle sex, mặc dù chỉ xuất hiện trong OVA thứ nhất. Tuy nhiên anime buộc phải chỉnh sửa khi phát hành ở các nước ngoài Nhật Bản tới mức một tiếng đồng hồ đã bị cắt bỏ. Song 45 phút phim còn lại vẫn dính mác RC 17 tại Mĩ.
Tổng hợp: Hazy Nguyen
*Mọi trích dẫn từ blog này xin vui lòng ghi chú nguồn: http://toptenhazy.blogspot.com
TOP 10 ANIME DÀI NHẤT TRONG LỊCH SỬ
Chủ Nhật, 20 tháng 12, 2015
Posted by Nguyệt
anime,
Anpanman,
Chủ đề,
Doraemon,
Hoka hoka Kazoku,
Kirin Ashita no Calendar,
Kirin no Monoshiri Yakata,
Manga Nippon Mukashi Banashi,
Nintama Rantarou,
Ojarumaru,
Oyako club,
Sazae-san
Ắt hẳn không ít fan anime đã từng sững người và ngao ngán trước độ dài và dai của các series như One Piece, Ninja loạn thị, Conan, Doraemon... nhưng vẫn cố gắng xem hết từng tập một vì độ hấp dẫn của nó. Với thời lượng hàng trăm tập, tưởng chừng đã quá dài nhưng những series trên vẫn còn ngắn so với top các bộ anime dài nhất. Gắn liền với tuổi thơ và kỷ niệm của biết bao bạn trẻ, những anime sau đây tuy kéo dài hàng nghìn tập nhưng vẫn thu hút được sự quan tâm và theo dõi của người xem; vì mỗi tập phim là một tình tiết, một sự việc, vấn đề khác nhau, nội dung dễ hiểu và hấp dẫn, không gây nên sự nhàm chán, phức tạp khi xem.
10. Soreike! Anpanman
Là một trong những bộ anime thân thuộc nhất đối với trẻ em Nhật Bản, bộ phim kể về chàng siêu nhân Anpanman với chiếc đầu làm từ bánh Anpan cùng các người bạn cùng sống trong thị trấn. Trong mỗi tập phim, cậu dũng cảm chiến đấu với Baikinman và các đồng bọn xấu xa để bảo vệ, giúp đỡ những người dân trong thị trấn. Series bắt đầu được phát sóng vào tháng 10 năm 1988 cho đến tận bây giờ đã có hơn 1300 tập. Soreike! Anpanman đã tạo cảm hứng cho rất nhiều các bộ anime khác, trở thành một biểu tượng quen thuộc đối với anime Nhật Bản.
9. Hoka hoka Kazoku
Còn có tên Tiếng Anh là Warm warm family, Hoka hoka Kazoku là series anime giáo dục thường nhật chiếu trên kênh Fuji TV vào cuối tuần từ năm 1976 đến năm 1982. Phim không có cốt truyện hay nội dung chính, các tập phim kể về cuộc sống của gia đình Yamano có ba thế hệ với mục đích truyền tải các thông tin hữu ích về cuộc sống ở Nhật Bản và các bài học giáo dục. Hơn 5 năm trình chiếu, Hoka hoka Kazoku trải qua tổng cộng 1428 tập với chỉ 5 phút cho một lần lên sóng, nhưng giá trị mà nó để lại sẽ còn mãi với thời gian.
8. Manga Nippon Mukashi Banashi
Series là những truyện cổ tích, dân gian hay các câu truyện truyền miệng Nhật Bản được chuyển thể thành anime và sản xuất bởi công ty MBS. Manga Nippon Mukashi Banashi bắt đầu chiếu vào năm 1975 với thời lượng 30 phút mỗi tập và kết thúc vào tháng 2 năm 1995 với tổng số 1488 tập. Mỗi tập phim là một bài học về kỹ năng sống, ứng xử, hành động được truyền tải với mục đích giáo dục thông qua các câu truyện truyền thuyết. Với bộ phim này, người xem sẽ có cơ hội biết đến những chuyện dân gian nổi tiếng như Kintarou, nàng tiên ống tre, sự tích 12 con giáp…
7. Kirin Ashita no Calendar
Kirin Ashita no Calendar là loạt series kể về chú hươu cao cổ Kirin và các cảnh đuổi bắt, đánh nhau của một chú mèo và chú chuột được lồng tiếng bởi Kazue Komiya, Cathy. Anime bắt đầu từ năm 1980 đến năm 1984 dài 1498 tập. Anime này là phần thứ 6 và cũng là phần cuối cùng của series Otogi Manga Calendar dài 6021 tập qua gần 23 năm phát sóng. Các phần phim còn lại là Otogi Manga Calendar (1962); Monoshiri Daigaku: Ashita no Calendar (1966); Kirin Monoshiri Daigaku: Manga jinbutsu-shi (1970); Sekai Monoshiri Ryoko (1971) và Kirin monoshiri Yakata (1975).
6. Kirin no Monoshiri Yakata
Được phát sóng từ tháng 1 năm 1975 đến tháng 12 năm 1979 với 1565 tập, bộ phim này đứng top 6 trong danh sách những anime dài nhất. Cũng như Kirin Ashita no Calendar thì series này kể về chú hươu cao cổ hiểu biết Kirin. Tên của chú hươu trong tác phẩm được đặt theo tên nhà tài trợ của chương trình này là công ty sản xuất bia Kirin. Chương trình được chia làm hai phần, nửa đầu tiếp tục câu chuyện của anime Otogi manga calendar phát sóng trước đó, phần còn lại giới thiệu về những nhân vật mới như tiến sĩ, Lemon-kun, Juice-kun… với một cốt truyện thú vị và hấp dẫn hơn.
5. Ojarumaru
Bộ phim là những cuộc phiêu lưu xoay quanh Ojarumaru và gia đình của Kazuma. Cậu là một hoàng tử được sinh ra trong gia đình hoàng tộc ở thời Heian, cậu đã vô tình lạc vào cánh cổng Moonlight và bị đưa đến thế giới hiện đại cùng Cây trượng quyền năng của vua Enma. Vì muốn lấy lại cây trượng, vua Enma đã phái ba người con nuôi của mình đến thế giới này. Bộ phim được phát sóng vào năm 1993 cho đến tận bây giờ với hơn 1580 tập. Ojarumaru hiện vẫn đang được tiếp tục trình chiếu hằng tuần trên NHK và chưa có dấu hiệu kết thúc, trở thành anime dài thứ hai trên kênh này sau Nintama Rantaro.
4. Doraemon (1979)
Không còn lạ lẫm gì, chú mèo máy Doraemon đã gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ qua từng trang truyện, từng bộ phim. Đem về từ tương lai những món bảo bối kỳ diệu, Doraemon, Nobita cùng những người bạn đã mang lại vô vàn các cuộc phiêu lưu thú vị và hết sức hấp dẫn qua mỗi tập phim. Loạt phim phát hành và trình chiếu trên truyền hình ở nhiều quốc gia từ năm 1979 đến năm 2005 với 1787 tập, ban đầu mỗi tập có thời lượng 7, 8 phút, về sau là 10 phút 50 giây. Doreamon xứng đáng là một trong những anime dài nhất và cũng được yêu thích nhất mọi thời đại.
3. Oyako club
Bộ phim được phát sóng lần đầu vào ngày 10/3/1994 bởi hãng hoạt hình Eike. Với độ dài hơn 1800 tập, đây là một trong những anime dài tập nhất được trình chiếu trên Fuji Tv. Nội dung phim kể về cuộc sống của gia đình nhà Hanasaki và hai cha con người ngoài hành tinh đang tập làm quen với cuộc sống bình thường của loài người. Series này vừa kết thúc vào năm 2013, đánh dấu 9 năm gắn bó với khán giả truyền hình Nhật Bản. Vậy nên không có gì ngạc nhiên khi nó đã trở thành một phần tuổi thơ của rất nhiều người dân tại đất nước này.
2. Nintama Rantarou
Nintama Rantarou hay còn được biết đến là “Ninja loạn thị” khi được xuất bản tại Việt Nam là bộ truyện đã gắn với tuổi thơ của biết bao bạn trẻ. Được chuyển thể thành anime và phát sóng trên truyền hình từ năm 1993 đến nay, Nintama Rantarou đã có hơn 1800 tập. Anime mang nhiều tình tiết hài hước, dở khóc dở cười giữa Rantarou, nhân vật chính – một cậu bé với ước mơ trở thành ninja xuất chúng và những người bạn của mình: Kirimaru, Shinbee... Bộ phim là cuộc phiêu lưu cùng những trò nghịch ngợm của nhóm bạn trong trường học, đem lại nhiều tiếng cười thú vị cho người xem.
1. Sazae-san
Đứng đầu bảng xếp hạng những bộ anime dài nhất với hơn 7000 tập được phát sóng từ 10/1969 đến nay, Sazae-san cũng là quán quân top những phim hoạt hình nhiều tập nhất thế giới và từng đạt nhiều giải thưởng anime truyền hình. Sazae-san có nội dung xoay quanh những vấn đề, rắc rối trong cuộc sống của hai nhà Isono và Fuguta với nhân vật chính là Sazae – một bà nội trợ, trụ cột và chỉ huy trong một gia đình đông đúc. Mỗi tập phim kéo dài tầm 30 phút và vẫn thu hút một lượng lớn các khán giả xem vào cuối tuần. Sazae-san truyền tải đến người xem ý nghĩa và thông điệp về tình cảm, sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình.
Tổng hợp: Zeajoker939
*Mọi trích dẫn từ blog này xin vui lòng ghi chú nguồn: http://toptenhazy.blogspot.com
Được tạo bởi Blogger.