Nguyệt
On Thứ Năm, 20 tháng 8, 2015
Otaku thường được hiểu là những người hâm mộ manga, anime, game… nói chung. Ở những nước ngoài Nhật Bản thì từ này được sử dụng rất thoải mái, người ta hoàn toàn có thể tự hào thừa nhận mình là một otaku. Tuy nhiên ở Nhật thì từ này lại mang nghĩa tiêu cực, đó là những người hoàn toàn đắm chìm vào sở thích của mình đến mức cuồng nhiệt, ảo tưởng, lập dị và sống cách li thực tế, không muốn tiếp xúc với xã hội. Có rất nhiều manga, anime liên quan đến chủ đề này như Welcome to the NHK, Otaku no video, Lucky star, OreImo, I can’t understand what my husband is saying, Watamote… Trong số đó, Genshiken là một trong những tác phẩm hay nhất. Cho đến nay anime Genshiken đã trải qua nhiều mùa, nhưng bài viết này chỉ đề cập đến phần đầu tiên.
- Tên: Genshiken
- Năm phát hành: 2004
- Studio: Palm
- Số tập: 12
- Rating (Anidb) 7.64; (Myanimelist) 7.8
Câu chuyện bắt đầu khi Kanji Sasahara, một tân sinh viên đang băn khoăn giữa việc tham gia các câu lạc bộ ở trường đại học. Cậu ngần ngại không biết có nên tham gia Genshiken, CLB văn hóa Nhật Bản hiện đại hay không, vì sợ mọi người biết mình là một otaku. Đúng lúc này Sasaharu gặp Kousaka, một otaku game chính hiệu và cô bạn gái Saki cực kì ghét otaku của cậu ta. Họ cùng đến Genshiken và mọi chuyện bắt đầu từ đây.
Genshiken mang màu sắc Slice of life rất rõ. Hầu hết các cảnh phim đều chỉ quanh quẩn trong phòng một câu lạc bộ và diễn tả những hoạt động bình thường của các thành viên. Họ tụ tập thảo luận về một tập phim anime, lắp ráp mô hình robot, mua sắm hằng tuần ở Akihabara, đi hội chợ Comic-Fes… Anime đã giới thiệu chân thực và kĩ càng từng hành động, sự việc mà một otaku thường gặp, thường làm và cố gắng cho khán giả một cái nhìn khách quan, toàn diện nhất về họ. Hầu hết những khía cạnh nổi bật nhất của văn hóa otaku đều được thể hiện chỉ trong 12 tập phim bằng một câu chuyện sát thực, gần gũi. Trong khi đó nhịp phim hết sức bình tĩnh, chậm rãi và giữ được sự ổn định từ đầu đến cuối, không cần lên gân hay cao trào nhưng hoàn toàn cuốn hút người xem. Những chi tiết hài hước cũng được xây dựng rất thuyết phục qua tình huống tự nhiên chứ không hề lố hay gượng ép. Điều đó làm cho anime mang một sắc thái thông minh và dí dỏm mà ít comedy anime nào có được.
Điều đáng khen ngợi là bộ phim đặt điểm nhìn ở nhân vật Saki, một “người ngoài cuộc”, một cô gái bình thường rất ghét otaku và có những quan điểm không mấy tích cực về họ. Trong một câu chuyện có một nhân vật hoàn toàn lạc loài với những người còn lại, thì đặt góc nhìn ở người này sẽ hài hước hơn rất nhiều. Saki không hiểu tại sao người ta có thể chen chúc nhau giữa trời nắng nóng để mua các sản phẩm manga, anime hay hết sức bất ngờ khi thấy những cuốn sách “đen” trong phòng bạn trai. Nhưng đồng thời, cô cũng tôn trọng và nỗ lực thấu hiểu sở thích khác người của họ, điều đó làm cho người xem có thể cảm thông và thiện cảm hơn về otaku. Thực tế các anime khác như Welcome to the NHK hay Watamote thường tập trung nhiều hơn về khía cạnh tiêu cực của otaku, nhưng Genshiken thì trình bày mọi thứ hết sức thoáng và cởi mở. Anime dường như chỉ tường thuật lại cuộc sống của họ một cách khách quan, còn quyền phán xét là ở khán giả.
Genshiken mang màu sắc Slice of life rất rõ. Hầu hết các cảnh phim đều chỉ quanh quẩn trong phòng một câu lạc bộ và diễn tả những hoạt động bình thường của các thành viên. Họ tụ tập thảo luận về một tập phim anime, lắp ráp mô hình robot, mua sắm hằng tuần ở Akihabara, đi hội chợ Comic-Fes… Anime đã giới thiệu chân thực và kĩ càng từng hành động, sự việc mà một otaku thường gặp, thường làm và cố gắng cho khán giả một cái nhìn khách quan, toàn diện nhất về họ. Hầu hết những khía cạnh nổi bật nhất của văn hóa otaku đều được thể hiện chỉ trong 12 tập phim bằng một câu chuyện sát thực, gần gũi. Trong khi đó nhịp phim hết sức bình tĩnh, chậm rãi và giữ được sự ổn định từ đầu đến cuối, không cần lên gân hay cao trào nhưng hoàn toàn cuốn hút người xem. Những chi tiết hài hước cũng được xây dựng rất thuyết phục qua tình huống tự nhiên chứ không hề lố hay gượng ép. Điều đó làm cho anime mang một sắc thái thông minh và dí dỏm mà ít comedy anime nào có được.
Điều đáng khen ngợi là bộ phim đặt điểm nhìn ở nhân vật Saki, một “người ngoài cuộc”, một cô gái bình thường rất ghét otaku và có những quan điểm không mấy tích cực về họ. Trong một câu chuyện có một nhân vật hoàn toàn lạc loài với những người còn lại, thì đặt góc nhìn ở người này sẽ hài hước hơn rất nhiều. Saki không hiểu tại sao người ta có thể chen chúc nhau giữa trời nắng nóng để mua các sản phẩm manga, anime hay hết sức bất ngờ khi thấy những cuốn sách “đen” trong phòng bạn trai. Nhưng đồng thời, cô cũng tôn trọng và nỗ lực thấu hiểu sở thích khác người của họ, điều đó làm cho người xem có thể cảm thông và thiện cảm hơn về otaku. Thực tế các anime khác như Welcome to the NHK hay Watamote thường tập trung nhiều hơn về khía cạnh tiêu cực của otaku, nhưng Genshiken thì trình bày mọi thứ hết sức thoáng và cởi mở. Anime dường như chỉ tường thuật lại cuộc sống của họ một cách khách quan, còn quyền phán xét là ở khán giả.
Để giới thiệu đầy đủ về thế giới otaku, Genshiken đã thiết lập nên một dàn nhân vật thú vị, mỗi người lại đam mê một lĩnh vực riêng, đại diện cho một kiểu mẫu otaku riêng. Ví dụ như Kousaka là một anh chàng mọt game, Ohno yêu thích cosplay, Kugayama có tài năng vẽ truyện tranh hay Tanaka đam mê mô hình… Dàn nhân vật này vô cùng chân thực ta hoàn toàn có thể gặp ngoài đời, một kiểu chân thực hiếm có ngay cả trong dòng anime slice of life. Họ tựa như được tác giả xây dựng nên từ một khuôn mẫu nào đó ngoài cuộc sống.
Trong số này thì Madarame và Saki là hai nhân vật nổi bật nhất. Madarame có thể nói là otaku “lậm” nhất, biến thái nhất trong nhóm với những tuyên ngôn rất mạnh mẽ nhưng lại ứng xử khá vụng về, vì chỉ biết giải quyết những tình huống từng gặp trong anime. Ngược lại Saki lại thông minh, cá tính, giỏi xử lí những vụ việc ngoài đời thực nhưng lại không có một tí kiến thức gì về manga, anime. Vì vậy, những trận cãi vã, đấu võ mồm của họ luôn luôn mang lại những phút giây vui vẻ cho người xem.
Tuy nhiên cũng chính vì xây dựng mỗi nhân vật dựa trên một kiểu mẫu otaku nên Genshiken thiếu đi nhân vật cá tính như Saki và Madarame. Họ chỉ mang tính cách chung chung của một otaku: chậm chạp, ứng xử kì lạ, chỉ nhiệt tình khi nói về sở thích của mình. Người xem hầu như không có ấn tượng gì về những nhân vật này ngoài kiểu otaku gắn liền với họ. Ngay cả Sasaharu là người dẫn truyện, chúng ta bắt gặp ngay từ đầu anime và ngỡ là nhân vật chính nhưng hoàn toàn không có sự phát triển hay chiều sâu tính cách. Hay em gái của Sasaharu cũng là người bình thường tương tự như Saki, nhưng chả có cá tính gì đáng nhớ ngoài việc cố gắng quyến rũ những anh chàng đẹp trai.
Trong số này thì Madarame và Saki là hai nhân vật nổi bật nhất. Madarame có thể nói là otaku “lậm” nhất, biến thái nhất trong nhóm với những tuyên ngôn rất mạnh mẽ nhưng lại ứng xử khá vụng về, vì chỉ biết giải quyết những tình huống từng gặp trong anime. Ngược lại Saki lại thông minh, cá tính, giỏi xử lí những vụ việc ngoài đời thực nhưng lại không có một tí kiến thức gì về manga, anime. Vì vậy, những trận cãi vã, đấu võ mồm của họ luôn luôn mang lại những phút giây vui vẻ cho người xem.
Tuy nhiên cũng chính vì xây dựng mỗi nhân vật dựa trên một kiểu mẫu otaku nên Genshiken thiếu đi nhân vật cá tính như Saki và Madarame. Họ chỉ mang tính cách chung chung của một otaku: chậm chạp, ứng xử kì lạ, chỉ nhiệt tình khi nói về sở thích của mình. Người xem hầu như không có ấn tượng gì về những nhân vật này ngoài kiểu otaku gắn liền với họ. Ngay cả Sasaharu là người dẫn truyện, chúng ta bắt gặp ngay từ đầu anime và ngỡ là nhân vật chính nhưng hoàn toàn không có sự phát triển hay chiều sâu tính cách. Hay em gái của Sasaharu cũng là người bình thường tương tự như Saki, nhưng chả có cá tính gì đáng nhớ ngoài việc cố gắng quyến rũ những anh chàng đẹp trai.
Về mặt hình ảnh, Genshiken có thể nói là tạm ổn. Chúng ta cũng không thường đòi hỏi hay khắt khe trong khoản đồ họa với một bộ comedy, slice of life. Tuy nhiên Genshiken thi thoảng cũng khiến tôi bất ngờ vì những cảnh nền rất chi tiết, nhất là cảnh trong phòng câu lạc bộ có thể thấy cả tựa đề trên gáy sách đặt trên tủ. Mặc dù bối cảnh không đa dạng nhưng cảnh phim không bao giờ lặp lại mà được vẽ lại toàn bộ. Một điều đáng khen nữa là Genshiken đã chú ý đầu tư cho Kujibiki Unbalance, một anime giả tưởng được lấy làm tư liệu chính cho bộ phim. Mặc dù là một anime lồng trong anime nhưng Kujibiki Unbalance trọn vẹn tới mức có OVA riêng, thậm chí người ta cosplay các nhân vật trong này còn nhiều hơn Genshiken.
Bên cạnh đó thì anime cũng có một số điểm yếu. Thiết kế nhân vật khá nhàm chán, không có nét ấn tượng đáng nhớ, khuôn mặt thì xêm xêm nhau. Một số cảnh nền cũng kém chi tiết, ví dụ như căn phòng otaku bừa bộn của Kousaka khi lên anime đã trở nên “bình thường” đi nhiều. Thậm chí có những cảnh rất sơ sài như lúc Kousaka và Saki đi mua sắm, những trang phục trong cửa hàng còn không có hình dáng rõ ràng mà chỉ là những mảng màu.
Bù lại đó thì Genshiken sở hữu phần âm nhạc khá tốt. Nhạc nền của anime tuy không nhiều nhưng giai điệu rất đa dạng và khác biệt với những anime slice of life thông thường. Anime đặc biệt xuất sắc trong khoản lồng tiếng. Trong đó giọng lồng tiếng cho Madarame đã lột tả rất thành công một anh chàng otaku nói nhiều, đầu óc biến thái.
Mặc dù còn tồn tại nhiều khuyết điểm nhưng Genshiken vẫn là một trong những anime hay nhất về chủ đề otaku. Đặc biệt phần 1 này được xem là chuyển thể tốt nhất và trung thành nhất từ manga. Dù vậy, để thấy được sự hài hước vui vẻ của nó, người xem nên là người quan tâm am hiểu về văn hóa Nhật Bản nói chung và otaku nói riêng.
Bên cạnh đó thì anime cũng có một số điểm yếu. Thiết kế nhân vật khá nhàm chán, không có nét ấn tượng đáng nhớ, khuôn mặt thì xêm xêm nhau. Một số cảnh nền cũng kém chi tiết, ví dụ như căn phòng otaku bừa bộn của Kousaka khi lên anime đã trở nên “bình thường” đi nhiều. Thậm chí có những cảnh rất sơ sài như lúc Kousaka và Saki đi mua sắm, những trang phục trong cửa hàng còn không có hình dáng rõ ràng mà chỉ là những mảng màu.
Bù lại đó thì Genshiken sở hữu phần âm nhạc khá tốt. Nhạc nền của anime tuy không nhiều nhưng giai điệu rất đa dạng và khác biệt với những anime slice of life thông thường. Anime đặc biệt xuất sắc trong khoản lồng tiếng. Trong đó giọng lồng tiếng cho Madarame đã lột tả rất thành công một anh chàng otaku nói nhiều, đầu óc biến thái.
Mặc dù còn tồn tại nhiều khuyết điểm nhưng Genshiken vẫn là một trong những anime hay nhất về chủ đề otaku. Đặc biệt phần 1 này được xem là chuyển thể tốt nhất và trung thành nhất từ manga. Dù vậy, để thấy được sự hài hước vui vẻ của nó, người xem nên là người quan tâm am hiểu về văn hóa Nhật Bản nói chung và otaku nói riêng.
Overall: 8
Người viết: Hazy Nguyen
*Mọi trích dẫn từ blog này xin vui lòng ghi chú nguồn: http://toptenhazy.blogspot.com
Được tạo bởi Blogger.